An ninh Giáo_hoàng

Giáo hoàng được đánh giá là người được bảo vệ nghiêm ngặt nhất trên thế giới.[39]

Theo Reuters, sau Hiệp ước Lateran được ký vào năm 1929 với phần quy định về đảm bảo an ninh cho Vatican và người đứng đầu Tòa Thánh, thì bên cạnh hơn 100 Vệ binh Thụy Sĩ luôn túc trực, Giáo hoàng còn được bảo vệ bởi khoảng 2000 nhân viên thuộc các cơ quan an ninh và phản gián như CIA, FBI, đặc nhiệmmật vụ Italia, cảnh sát Italia, đội hiến binh Vatican, các đặc vụ gián điệp chìm...[40] Khi ra nước ngoài công du, thì theo luật quốc tế, Giáo hoàng được bảo vệ bằng mọi giá bởi các cơ quan an ninh chuyên nghiệp nhất của quốc gia mà ông đến.[39][41]

Giáo hoàng là một yếu nhân có khả năng quy tụ công chúng đông đảo hiếm thấy trên thế giới. Các buổi lễ do Giáo hoàng cử hành dù ở Vatican hay ở nước ngoài đều lôi kéo được một số lượng khổng lồ các tín hữu, các nguyên thủ quốc gia và ngoại giao đoàn đến tham dự dẫn đến những lo ngại về an ninh cực lớn đối với các giới chức. Thông thường một buổi lễ hay nghi thức phụng vụ ngoài trời do Giáo hoàng chủ sự có đến hàng trăm ngàn người cho tới nhiều triệu người tham dự tùy vào địa điểm tổ chức có thể quy tụ được số lượng bao nhiêu.[42] Vào ngày 1 tháng 5 năm 2011, có hơn 2 triệu người, đông gấp đôi dân số thành phố Rôma, và 23 nguyên thủ quốc gia, 5 gia đình hoàng gia châu Âu đến Đền thờ Thánh Phêrô ở Vatican tham dự Lễ Phong Chân phước cho Giáo hoàng Gioan Phaolô II do Giáo hoàng Biển Đức XVI cử hành.[43][44] Các kỳ Đại hội Giới trẻ Thế giới được tổ chức 3 năm một lần cũng là dịp Giáo hoàng quy tụ hàng triệu người trẻ khắp năm châu về tham dự, dẫn đến các công tác an ninh càng được thắt chặt. Tại lễ bế mạc Đại hội Giới trẻ Thế giới đầu tiên được tổ chức tại Á châu là ở Philippines vào tháng 1 năm 1995 đã có hơn 5 triệu người tham dự nghi thức do Giáo hoàng Gioan Phaolô II cử hành.[42]

  • An ninh cho các chuyến công du của Giáo hoàng
Hơn hai triệu người đổ ra đường chào đón Giáo hoàng Biển Đức XVI trong chuyến công du Brazil của ông vào tháng 5 năm 2007.Cảnh sát và Mật vụ Hoa Kỳ hộ tống Giáo hoàng Biển Đức XVI trong chiếc Popemobile đi qua công viên Trung tâm ở New York, ngày 19 tháng 4 năm 2008.

Gần đây, như chuyến công du của Giáo hoàng Biển Đức XVI tới Israel vào tháng 5 năm 2009, quân đội nước này đã mở chiến dịch quân sự lớn chưa từng có trong lịch sử quốc gia mang tên "Chiếc Áo Choàng Trắng" (Operation White Cloak), huy động đến 80.000 nhân viên an ninh gồm mật vụ, đặc nhiệm, cơ động phản ứng nhanh, cảnh sát, binh sĩ thuộc quân đội và hàng chục ngàn nhân viên an ninh chìm, phản gián để bảo vệ người đứng đầu Tòa Thánh Vatican. Trong đó lên tới 60.000 sĩ quan cảnh sát, còn lại 20.000 là các nhân viên mật vụ, đặc nhiệm và quân đội.[39] Trước đó, hai cuộc viếng thăm cấp nhà nước của hai tổng thống MỹGeorge W. BushBarack H. Obama vào năm 2008 đến Israel được quốc gia này bảo đảm an ninh lần lượt bằng 3.500 và 5000 nhân viên cảnh sát, nhỏ hơn khoảng 20 lần về quy mô so với an ninh dành cho Giáo hoàng Biển Đức XVI.[39]

Trong chuyến công du vào tháng 4 năm 2008 của Giáo hoàng Biển Đức XVI tới Mỹ, để đảm bảo an toàn cho thủ lĩnh các tín đồ Công giáo,[45] tổng thống George W. Bush lúc ấy đã huy động lực lượng an ninh lên mức cao nhất theo thang sự kiện quốc gia là 15.000 cảnh sát và mật vụ, ngang bằng với an ninh mà Lầu Năm Góc áp dụng để bảo vệ các kỳ họp Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc với sự tham dự của hàng trăm nguyên thủ quốc gia khắp thế giới và an ninh cho lễ nhậm chức của tổng thống Barack Obama.[39][41][45]

Vào tháng 9 năm 2010, trong chuyến thăm chính thức Anh Quốc của Giáo hoàng, các giới chức chính phủ nước này cũng đã điều động một lực lượng an ninh hùng hậu lên đến gần 16.000 cảnh sát, mật vụ làm nhiệm vụ bảo vệ.[46]

Thông thường, an ninh áp dụng để bảo vệ Giáo hoàng trong các chuyến đi ra khỏi Vatican hay công du nước ngoài được thắt chặt tối đa, bao gồm: Nhân viên nhiều bộ ngành được triển khai để phân tích tổng hợp các nguy cơ và ngăn chặn, đối phó với bất kỳ cuộc tấn công khủng bố nào. Một lực lượng cảnh sát khổng lồ mặc quân phục cũng như thường phục được bố trí trên khắp các đường phố. Chó nghiệp vụ được huy động để phát hiện bom.[39] Cảnh sát phong tỏa toàn bộ giao thông và các tuyến đường, cấm mọi loại xe cộ đi lại trong những khu vực bán kính Giáo hoàng di chuyển bằng việc thiết lập "vùng đóng băng" ở các tuyến phố trung tâm. Phải có giấy phép hay vé tham dự và phải qua kiểm tra quét toàn thân trước khi được vào những nơi này. Hàng nghìn máy quay được thiết lập ở các góc đường và quảng trường. Các tay thiện xạ, bắn tỉa được bố trí trên các điểm cao.[41] Trực thăng cảnh sát tuần tiễu trên trời trong không phận Giáo hoàng hiện diện hay đi ngang qua và thiết lập vùng cấm bay bằng các chiến đấu cơ phản lực tuần tra vùng trời, vùng biển. Cảnh sát cũng triển khai các hệ thống vũ khí đất đối không. Tại các bến cảng, cảnh sát thợ lặn tuần tra dọc các con sông và bên dưới mặt nước, tàu thuyền được trang bị súng máy. Chuẩn bị cho các tấn công bất ngờ bằng vũ khí hóa học và sinh học. Hệ thống y tế lưu động cũng được thiết lập trên quy mô lớn trong trường hợp xảy ra tấn công vào Giáo hoàng hoặc đám đông.[45]

Một chuyến công du của Giáo hoàng phải mất tối thiểu hàng chục triệu đô la chi phí, và được coi là người tốn nhiều tiền nhất cho việc công du trên thế giới, hơn hẳn tổng thống các quốc gia hay các vuanữ hoàng. Mỗi lần Giáo hoàng đi công du thì các cơ quan an ninh Vatican, và Bộ Nội vụ Italia phải phối hợp với các cơ quan an ninh nước chủ nhà để tính toán chuyến hành trình của Giáo hoàng trước đó nhiều tháng trời, thậm chí là nhiều năm. Các cơ quan này muốn có càng nhiều thời gian chuẩn bị càng tốt để hoạch định cho một chuyến đi nước ngoài như vậy của Giáo hoàng. Nhưng trong một số trường hợp đặc biệt, họ phải làm việc khẩn trương. Đó cũng là lý do mà Vatican cho duy trì một bộ phận nghiên cứu bảo vệ an ninh trên diện rộng, chuyên nghiên cứu và đánh giá những mối đe dọa toàn cầu.

  • An ninh cho Lễ An táng và Đăng quang Giáo hoàng
Từ trái sang: Tổng thống Mỹ George W. Bush, Đệ nhất phu nhân Laura Bush, các cựu tổng thống George H. W. Bush và Bill Clinton, Ngoại trưởng Mỹ Condoleezza Rice, Chánh văn phòng Nhà Trắng Andrew Card quỳ cầu nguyện trước linh cữu Giáo hoàng Gioan Phaolô II ở Vương cung thánh đường Thánh Phêrô tại Vatican, ngày 6 tháng 4 năm 2005.

Vào tháng 4 năm 2005, một sự kiện đảm bảo an ninh chưa từng có trong lịch sử hiện đại đã diễn ra tại Vatican. Thời điểm đó, có hơn 200 nguyên thủ quốc gia và phái đoàn ngoại giao khắp thế giới, 117 Hồng y bầu chọn Giáo hoàng mới, các nhà lãnh đạo các tôn giáo lớn trên thế giới và gần 5 triệu tín đồ Công giáo tuôn về Vatican dự Lễ An táng Giáo hoàng Gioan Phaolô II, lễ tang lớn nhất trong lịch sử loài người và quy tụ nhiều lãnh đạo thế giới nhất. Trong đó có nhiều gia đình hoàng gia khắp năm châu, nhiều vua chúa, nữ hoàng và các nhà quý tộc. Phái đoàn của Mỹ là rầm rộ nhất với 3 vị tổng thống George W. Bush, George H. W. Bush, Bill Clinton, ngoại trưởng Condoleezza Rice, đệ nhất phu nhân Laura Bush và Tổng thư ký Liên hiệp quốc Kofi Annan. Điều này khiến cho Hồng y Đoàn, có nhiệm vụ điều hành Vatican khi Giáo hoàng băng hà, lo ngại và yêu cầu sự giúp đỡ từ bên ngoài. Vì tang lễ của cố Giáo hoàng, cơ mật viện bầu Giáo hoàng mới và lễ đăng quang của tân Giáo hoàng sẽ biến Vatican thành mục tiêu của khủng bố.[47][48]

Bản đồ các quốc gia (màu tím) có nguyên thủ quốc gia, hoàng gia và phái đoàn ngoại giao chính thức đến dự tang lễ Giáo hoàng Gioan Phaolô II tại Vatican.

Trước tang lễ vào sáng thứ sáu ngày 8 tháng 4 năm 2005, NATOkhông quân Italia (Aeronautica Militare Italiana) đã cho thiết lập vùng cấm bay trên không phận toàn thành phố Rôma và bán kính 5 dặm xung quanh đó. Các máy bay chiến đấu cường kích có gắn tên lửa hành trình và tên lửa không đối không cùng hệ thống tên lửa không đối đất của NATO được triển khai. Dưới mặt đất quân đội cũng lắp đặt các hệ thống tên lửa phòng thủ, bệ phóng tên lửa chống hạm và đất đối không xung quanh thành phố Vatican với sự cho phép miễn cưỡng của Hồng y Đoàn vì tình thế quá khẩn trương. Dọc bờ biển Địa Trung Hải, các tàu chiến của hải quân Italia (Marina Militare) được bố trí tuần tra ngày đêm cùng hệ thống tàu ngầm có ngư lôi tìm diệt và tên lửa hành trình. Trên các con sông bao bọc thành phố Rôma, cảnh sát tuần tra dày đặc bằng thuyền máy và canô, nhất là dòng sông Tiber huyền thoại chảy ngang qua Vatican. Hơn 1000 tay súng bắn tỉa được lệnh án ngữ mọi điểm cao và hỗ trợ cho hàng chục ngàn cảnh sát rà phá bom mìn trên đường phố. Các trực thăng chiến đấu và trinh sát cũng được huy động để quan sát, bảo vệ Rôma từ trên không. Rôma với 2 triệu người dường như quá tải bởi dòng người gấp 3 lần dân số của nó đổ về. Chiều hôm trước ngày lễ an táng, chính phủ đã cho đóng cửa 2 sân bay bận rộn nhất nước là sân bay quốc tế Leonardo da Vinci (Fiumicino) và sân bay quân sự Ciampino ở Rôma. Các tuyến tàu điện ngầm và xe buýt cũng bị buộc phải ngưng hoạt động đến hết lễ tang.[47][49][50][51]

Những biện pháp an ninh trên cũng được áp dụng cho lễ đăng quang của Giáo hoàng Biển Đức XVI vào ngày 24 tháng 4 năm 2005.

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Giáo_hoàng http://www.catholicnewsagency.com/news/catholic_ho... http://catholicsoapbox.com/the-church-and-its-cont... http://www.etymonline.com/index.php?term=Pope http://www.forbes.com/2009/11/11/worlds-most-power... http://www.forbes.com/profile/pope-benedict-xvi http://www.forbes.com/wealth/powerful-people/list http://www.liengiaositusi.com/KienThucCongGiao/KT3... http://artfl.uchicago.edu/cgi-bin/philologic/getob... http://khuccamta.net/diendan/showthread.php?t=7690 http://tgpsaigon.net/baiviet-tintuc/20100812/6206